-
05-09-2020, 01:20 AM #1Silver member
- Ngày tham gia
- Feb 2020
- Bài viết
- 30
CEO FIIN: “DN tín dụng đen Trung Quốc chiếm hơn 60% giao dịch cho vay qua app tại Việt Nam”
Ông Trần Việt Vĩnh, CEO của FIIN cho hay, hiện có khoảng 20 công ty Trung Quốc đăng ký núp bóng thành các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính. Tuy nhiên, các công ty này đều không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam.
- Fintech Việt Nam bùng nổ bất ngờ: Tổng vốn đầu tư tăng từ 0% lên 36% khu vực Đông Nam Á chỉ sau 1 năm!
- 3 công ty fintech sẽ thay đổi nền thanh toán tại Việt Nam
- Xem xét bỏ quy định áp trần góp vốn ngoại 49%, Fintech Việt Nam được "cởi trói"
Cho đến thời điểm này, chưa có một con số thống kê chính xác các doanh nghiệp của Trung Quốc núp bóng người Việt cho vay online với mức lãi suất “cắt cổ” tại thị trường Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Nexttech cho biết, hiện nay có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online.
[center !important]Ông Trần Việt Vĩnh, CEO của FIIN cho hay, hiện có khoảng 20 công ty Trung Quốc đăng ký núp bóng thành các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính, nhưng lại không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam.[/center !important]
Tuy nhiên, ông Trần Việt Vĩnh, CEO của FIIN – một công ty hoạt động theo mô hình cho vay ngang hàng (P2P) cho rằng, có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng kiểu này nhưng đang triển khai hơn 60 app cho vay online ở thị trường Việt Nam.
Ông Trần Việt Vĩnh cho biết, các doanh nghiệp Trung Quốc thường đăng ký núp bóng thành các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính, nhưng lại không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp Trung Quốc này thường tạo ra nhiều app với tên gọi khác nhau để tiếp cận tới người vay trên môi trường mạng Internet. Qua các app cho vay online này, các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp dịch vụ “tín dụng đen, cho vay nặng lãi” với lãi suất thậm chí có thể lên tới 700%/năm. Sau đó, họ sử dụng các hình thức thu đòi nợ kiểu "khủng bố tinh thần", bôi nhọ người vay hoặc làm phiền người có liên quan trong danh bạ của người vay.
CEO của FIIN đưa ra một con số thống kê khá giật mình rằng các doanh nghiệp tín dụng đen này của Trung Quốc lại đang chiếm tới hơn 60% số lượng giao dịch cho vay online qua app tại Việt Nam. Nếu khách hàng bị dính bẫy tín dụng đen đội lốt ứng dụng cho vay trực tuyến do các doanh nghiệp Trung Quốc điều hành sẽ phải trả lãi phí “cắt cổ”, lên tới 700%/năm. "Nếu không trả lãi, khách hàng sẽ bị bọn chúng đe doạ, và bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội. Không chỉ có vậy, những người thân quen của người vay cũng bị quấy rối, làm phiền”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
CEO của FIIN cho rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời các doanh nghiệp tín dụng đen này của Trung Quốc đang hoành hành tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các công ty Fintech tại Việt Nam đang hoạt động theo mô hình P2P. Đồng thời làm cho người dân có hiểu nhầm cứ app cho vay online là tín dụng đen, là cho vay nặng lãi nên sẽ không sử dụng dịch vụ nữa. Như vậy, khách hàng sẽ có tâm lý e ngại, lo sợ khi tiếp cận dịch vụ tài chính số.
Bên cạnh đó, các công ty của Trung Quốc đang núp bóng doanh nghiệp Việt sẽ gây nhiễu loạn thông tin. Hậu quả là các cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thật sự trong lĩnh vực Fintech, kìm hãm sự phát triển của các mô hình dịch vụ tài chính mới trên mạng Internet như P2P.
Cũng theo ông Vĩnh, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ người dân Việt Nam khó tiếp cận hoặc chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính trực tuyến chính thức còn cao, tới gần 70%. Theo xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, các giải pháp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ để cung ứng dịch vụ tài chính số trên môi trường online sẽ nở rộ trong thời gian tới. "Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành khung pháp lý thí điểm (sandbox) cho các mô hình dịch vụ mới như P2P Lending. Các khung pháp lý thí điểm này sẽ tạo cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp nội địa được tiếp cận và tham gia cung ứng dịch vụ tài chính trực tuyến. Đồng thời, cần công khai danh sách các công ty hoạt động đúng mô hình và đang trong chương trình thí điểm”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
Các công ty Fintech của Việt Nam cũng cho rằng, một trong những yếu tố rất quan trọng đó chính là vai trò của truyền thông thông tin để người dân có thể tự phân biệt được các dấu hiệu nhận biết các công ty Trung Quốc núp bóng app cho vay online. Qua đó, người dân có thể dễ dàng phân biệt những hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi với các công ty công nghệ tài chính của Việt Nam đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
### 1. **Âm đạo giả là gì?** Âm đạo giả là một thiết bị mô phỏng cơ quan sinh dục nữ, được thiết kế để tương trợ người dùng trong việc giải tỏa nhu cầu sinh lý hoặc nâng cao trải nghiệm tự sướng....
Âm Đạo Giả Gắn Tường: Sản Phẩm và...