Bên cạnh rượu sake nổi tiếng, shochu cũng là loại rượu truyền thống nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người còn băn khoăn không biết rượu shochu được sản xuất như thế nào? Vậy hãy ucnfg ruounhat.net giải đáp thắc mắc này ngay sau đây nhé.
Rượu shochu là gì?
Thực tế, rượu shochu là một loại rượu chưng cất ảu Nhật Bản được chưng cất từ lúa mạch, khoai lang hay gạo. Các loại lương thực này được trải qua quá trình chưng cất kỹ lưỡng nên sẽ cho ra đời loại rượu có hương vị khá mạnh. Rượu shochu thường có độ cồn 20-25%, thậm chí có rượu shochu còn đạt đến 40%.
Cho dù chưa được thị trường quốc tế quan tâm nhưng rượu shochu Nhật vẫn có chỗ đứng nhất định tại thị trường nội địa. Trong thời gian 10 năm trở lại đây, số lượng rượu shochu bán ra tại Nhật Bản đôi khi còn vượt qua cả rượu sake truyền thống.
Chính hương vị đạm và mạnh chính là ưu điểm nổi bật của rượu shochu so với các loại rượu ngoại khác.
Quy trình sản xuất rượu shochu Nhật Bản như thế nào?
Sau khi đã hiểu rượu shochu là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu shochu Nhật dưới đây.
Bước 1: Nấu cơm
Đầu tiên, bạn cần nấu chín gạo để giúp hạt gạo mềm ra, giúp tinh bột hòa tan dễ dàng hơn.
Bước 2: Tạo nấm Koji
Bước tiếp theo trong quá trình sản xuất rượu shochu chính là tạo nấm koji. Khi đó, người ta sẽ dắt một loại bột màu trắng lên bề mặt của cơm đã để nguội nhằm tạo nấm Koji. Bởi vì nấm Koji có tác dụng chuyển hóa tinh bột trong gạo thành đường trong quá trình lên men. THông thường, quá trình này sẽ kéo dài khoảng 2 ngày.
Bước 3: Thêm nấm men
Trong bước này, người ta sẽ cho thêm vào cơm một loại nấm men đặc biệt, giúp chuyển hóa đường thành cồn. Tuy nhiên, loại nấm men dùng để sản xuất rượu shochu sẽ khác với nấm men dùng cho rượu sake. Thậm chí, một số hãng rượu còn có riêng một loại men bám trên tường hay trong không khí của xưởng sản xuất rượu. Đối với mỗi loại nấm men khác nhau sẽ tạo ra loại rượu shochu có mùi thơm và hương vị khác nhau.
Bước 4: Bổ sung Moromi
Trong quá trình sản xuất rượu shochu, moromi sẽ được bổ sung thành 2 đợt. Đợt đầu sẽ được bổ sung cùng koji, nước và nấm men. Tiếp theo, miếng khoai tây được cắt lát sẽ được thêm vào hỗn hợp moromi đầu tiên, đây gọi là bổ sung moromi đợt 2.
Đối với bước này, bạn phải kiểm soát quá trình lên men và nhiệt độ phòng lên men hàng giờ.
Bước 5: Chưng cất
Thường sẽ có 3 loại nguyên liệu chính được sử dụng trong chưng cất rượu shochu gồm lúa mạch, khoai và gạo. Dựa vào từng nồng độ cồn của rượu sau khi sản xuất mà người nấu rượu sẽ lựa chọn phương pháp chưng cất phu fhợp. Bạn có thể lựa chọn phương pháp chưng cất truyền thống (nồng độ thấp) hoặc chưng cất liên tiếp giúp loại bỏ các thành phần không chứa cồn và cho ra loại rượu shochu có nồng độ cồn rất cao.
Bước 6: Lưu trữ
Để có thể tạo ra rượu shochu Nhật Bản chất lượng thì người ta phải để rượu nằm nghỉ 1 khoảng thời gian nhất định. Bởi vì trong thời 3-6 tháng đầu tiên, các thành phần tạo mùi khí ga sẽ bị loại bỏ. Từ 6 tháng đến 3 năm, rượu shochu có vị nhẹ vì nhiều hương thơm sẽ được hình thành khi các phản ứng hóa học giảm. Sau thời gian 3 năm, chất lượng rượu shochu sẽ hoàn hảo hơn khi các hương thơm này cô đặc lại.
Bước 7: Thêm nước
Như đã đề cập trên, rượu shochu nguyên chất sẽ có nồng độ cồn từ 44-60 %. Do đó, người ta phải thêm cồn để giảm nồng độ xuống.
Vậy là ruounhat.net đã giúp bạn tìm hiểu về vấn đề rượu shochu được sản xuất như thế nào rồi. Nhì chung để làm được những chai rượu shochu chất lượng thì trải qua rất nhiều bước đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nấu. Nếu như bạn đang muốn tìm mua rượu shochu Nhật chính hãng với mức gái tốt thì hãy liên hệ ngay với ruounhat.net để được tư vấn và báo giá. Khi đến đây, khách hàng sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và nhiệt tình.

https://www.ruounhat.net/tin-tuc/ruo...-nao-d307.html

View more random threads: