Nền kinh tế nước ta năm 2019 vừa mắc phải những hệ lụy nghiêm trọng đến từ sự biến tướng của hàng loạt băng nhóm tội phạm tài chính hoạt động theo kiểu xã hội đen. Đến năm 2020, Nhà nước vẫn đang nỗ lực triệt phá tín dụng đen thông qua các điều luật và chính sách phát triển hợp lý.

Siết nợ, uy hiếp – Sợ hãi, bế tắc

Vẫn áp dụng chiêu thức truyền thống, những nhóm đối tượng này đánh trúng nhu cầu tài chính của người dân với các khoản vay nhỏ mà nguồn vốn ngân hàng chưa thể đáp ứng. Nhiều đối tượng đã lợi dụng thời cơ và hoạt động cho vay tiền với lãi suất “cắt cổ”.

Điển hình tại Quảng Nam vào thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020, Công an thị xã Điện Bàn liên tục nhận trình báo của nhiều gia đình về việc bị một băng nhóm “khủng bố” để đòi nợ. Theo kết quả điều tra ban đầu, khi đòi tiền không được, đối tượng cử 6 đàn em đến nhà cha của người vay để ném bom xăng, buộc gia đình trả nợ thay.

Qua thu thập chứng cứ, Công an thị xã Điện Bàn đã xác lập chuyên án và bắt quả tang Võ Nhật Tân (SN 1996) đang nhận 30 triệu đồng tiền gốc và lãi của con nợ tại một nhà dân ở phường Vĩnh Điện (thị xã Điện Bàn). Khai thác điều tra ban đầu, đối tượng khai nhận đã lấy lãi suất 30%/tháng đối với các khoản vay nóng. Sau đó gây áp lực lên con nợ bằng cách xịt hơi cay, đập phá nhà cửa, ném bom xăng,…
Các đối tượng trong băng nhóm tín dụng đen bị bắt giữ (Ảnh: info.net)

Ngoài ra, Công an tỉnh Đồng Nai thời gian qua cũng cho biết trong 45 ngày thực hiện cao điểm vừa qua, đơn vị này đã triệt xóa, làm tan rã 15 băng nhóm với 86 đối tượng hoạt động phạm tội có tổ chức.

Thông qua quá trình đấu tranh khai thác, cơ quan điều tra bước đầu xác nhận cách thức hoạt động phổ biến của những nhóm đối tượng này hết sức tinh vi, bài bản. Chúng thường nhắm tới khách hàng là tiểu thương nhỏ lẻ hoặc người dân chưa có nguồn thu nhập chắc chắn. Với nhiều quảng cáo khắp mọi nơi từ cột điện, biển báo…cùng câu từ hấp dẫn như: Vay tiền nóng; Lãi suất thỏa thuận, Vay tiền tỷ không thế chấp,… khiến nhiều người dễ dàng tin tưởng. Và nhanh chóng vay tiền từ những đối tượng này mà không hề lường trước hiểm họa sau đó.

Xúc phạm người thân, đập phá nhà cửa, xịt hơi cay, tạt chất bẩn, thậm chí bom xăng… là những thủ đoạn siết nợ thường thấy của những băng đảng tín dụng đen. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân, mà còn đe dọa tới nhiều người xung quanh cả về thể xác và tinh thần.

Có thể thấy, với những Chỉ thị, chính sách của hành lang pháp lý ngày càng được siết chặt, tín dụng đen sẽ càng khó có thể làm chao đảo nền kinh tế nước ta năm 2020. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người, cần có sự chung tay góp sức của toàn dân để tạo nên một nền tài chính số an toàn, minh bạch, tối ưu cho người Việt.

Tài chính minh bạch là giải pháp góp phần đẩy lùi tín dụng đen

Kịp thời đối phó với những biến tướng của tín dụng đen, vừa qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 10340/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tập trung triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhằm hạn chế “tín dụng đen”.

Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có hành vi tiếp tay, thông đồng với các đối tượng cho vay nặng lãi.

Đồng thời, vào 16/1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Đây là một trong những bước tiến quan trọng vừa góp phần thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân, vừa giảm bớt sự bùng nổ của tín dụng đen.
Với mục tiêu trở thành công cụ tài chính số không thể thiếu, Fiin đem đến nền tảng dịch vụ an toàn, tiện ích thông minh hàng đầu dành cho người Việt

Đánh giá về chỉ thị số 01 của Thủ tướng, CEO Fiin ông Trần Việt Vĩnh đánh giá: “Đây là những chuyển biến hết sức tích cực của Chính phủ về một tầm nhìn xây dựng đất nước chúng ta trở thành một đất nước phát triển, một đất nước giàu có.

Và từ tầm nhìn như thế, Chính phủ cũng đã có những chỉ thị, những chỉ đạo để các cơ quan quản lý các cấp nhanh chóng triển khai, ứng dụng. Qua đó giúp cho hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có cơ hội để phát triển”.

Tìm hiểu qua về Fiin, có thể dễ dàng nhận ra giá trị thương hiệu mà Fiin – startup thuần Việt này đang hướng tới. An toàn, tiện ích, tối ưu, kết nối tài chính số là những mục tiêu Fiin đã đạt được và luôn hướng tới để phát triển hoàn thiện hơn.

Dưới cương vị là một doanh nghiệp thuần Việt, Fiin luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam. Fiin đảm bảo công khai, minh bạch về dịch vụ cho vay tiêu dùng và đầu tư tài chính. Để đảm bảo quyền lợi người dùng, Fiin luôn cung cấp đầy đủ các nội dung thông tin về điều khoản của người vay và nhà đầu tư trên website, ứng dụng.

Với hệ thống nền tảng đa dịch vụ Fiin hiện đang cung cấp, hứa hẹn đây sẽ là công cụ tiềm năng hàng đầu góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Thông qua đó nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại với những sản phẩm phù hợp nhu cầu và chi phí của người dân. Phát triển nền tài chính minh bạch, thông minh và hơn hết là bảo vệ được quyền lợi người dân luôn là mục tiêu Fiin hướng tới.

View more random threads: