Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 42
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Alexander đại đế và đế quốc Macedonian

    Alexandre III của đế chế Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandre Đại đế , Alexander hay Alexandros, sinh vào tháng 7 năm 356 TCN - và mất ngày 11-6-323 TCN là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonian ( 336 - 323 TCN ) và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời . Ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
    Tiếp sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp ( Greek ) cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos 2. Alexandre chinh phục đế chế Ba Tư ( Persian ) , bao gồm cả Tiểu Á , Syria ,Phoenician, Egyptian và toàn bộ vùng Lưỡng Hà cổ đại và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận vùng Punjap. Alexandre thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.
    Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandre qua đời, có lẽ là do sốt rét , thương hàn hay viêm não do virus.Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa .Bản thân Alexandros sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông qua đời, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles (Asin).



    Alexandre Đại Đế

    Thời thơ ấu


    Alexandre Đại đế là con trai của Vua Philipos II của Macedonia và người vợ thứ tư, công chúa Olympias xứ Epirus. Theo như Plutarch (Alexandre 3.1,3), Olympias không phải thụ thai bởi Philipos, người sợ hãi bà, vì bà thích ngủ với rắn, nhưng bởi Zeus Ammon. Plutarch kể rằng cả Philipos và Olympias đều mơ đến sự ra đời trong tương lai của con trai họ. Olympias mơ một tiếng sấm lớn và một tia sét đánh vào tử cung của bà. Trong giấc mơ của Philipos, ông che tử cung của bà bằng tấm da của một con sư tử. Báo động bởi điều này, ông hỏi ý kiến nhà tiên tri Aristander xứ Telmessus, người xác định vợ ông sẽ có thai và đứa trẻ sẽ mang tính cách một con sư tử.

    Hầu hết mọi người đều xem Alexandre là một trong số rất ít hoàng đế thời cổ đại, đã tiếp nhận một nền giáo dục và huận luyện chuyên môn để giữ vai trò thống trị một đế quốc. Dưới sự sắp xếp của người cha, ngay từ năm 13 tuổi ông đã theo học Aristotle, một triết gia nổi tiếng người Hy Lạp. Aristotle đã huấn luyện Alexandre về mọi mặt như thuật hùng biện và văn học và gợi lên các sở thích của cậu ta trong khoa học, y khoa và triết học. Sau khi viếng thăm Oracle xứ Ammon tại Siwa, theo như năm sử gia cổ đại (Arrian, Curtius, Diodorus, Justin và Plutarch), lan đi những lời đồn là Oracle đã tiết lộ cha của Alexandre là Zeus, chứ không là Philipos. Theo như Plutarch, cha ông là hậu duệ của Heracles qua Caranus và mẹ là hậu duệ của Aeacus thông qua Neoptolemus và Achilles. Thông qua mẹ ông, Alexandre là anh họ thứ hai của Pyrrhus của Epirus, một vị tướng vĩ đại sau này. Aristotle đưa cho Alexandre một bản sử thi Iliad của Homer, mà ông luôn giữ và đọc thường xuyên. Theo 10 đại hoàng đế thế giới, Alexandre rất ngưỡng mộ và luôn học hỏi theo sự nghiệp vĩ đại của người anh hùng Achilles thời chiến tranh thành Troy

    Tuổi thơ không êm đềm


    Alexandre rất say mê nghiên cứu và luyện tập binh pháp. Sách Lịch sử thế giới: Từ 570 triệu năm trước đến 1990 sau Công nguyên: Trình bày bằng những hình ảnh cụ thể, gọi ông là một người vĩ đại và có nhân cách khác thường. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu theo cha mình đi chinh chiến, học hỏi các bố trận và làm tướng. Khi Philipos lãnh đạo cuộc tấn công vào Byzantium năm 340 TCN, Alexandre được để lại như là quan chấp chính của Macedonia. Vào năm 339 TCN, Philipos lấy người vợ thứ năm, Cleopatra Eurydice xứ Macedonia. Vì mẹ của Alexandre, Olympias, là người từ Epirus (một vùng đất thuộc phần phía tây của bán đảo Hy Lạp và không phải là một phần của Macedonia), và Cleopatra là một người Macedonia chính gốc, điều này đã dẫn đến tranh cãi về quyền nối ngôi hợp pháp của Alexandre. Attalus, chú của cô dâu, được kể là nâng ly trong tiệc cưới để chúc cho lễ thành hôn sẽ sản sinh ra một người nối ngôi hợp pháp của xứ Macedonia; Alexandre hất cốc rượu vào Attalus nạt lớn:
    Thế thì ta là gì, một đứa con bất hợp pháp à?. Philipos hiển nhiên đã rút gươm ra và tiến về phía Alexandre, nhưng bị ngã vì quá say. Alexandre nói
    Đây là người đàn ông dự định chinh phục từ Hy Lạp đến châu Á, và ông ta không thể di chuyển nổi từ bàn này sang bàn khác. Alexandre, mẹ và em gái (cũng tên là Cleopatra) sau đó bỏ Macedonia đi trong giận dữ.
    Cuối cùng thì vua cha Philipos giảng hòa với con trai, và Alexandre quay trở lại nhà; Olympias và em gái của ông vẫn ở lại Epirus. Vào năm 338 TCN Alexandre giúp vua cha trong trận quyết định Trận đánh Chaeronea chống lại các thành phố Hy Lạp tự trị Athena và Thebes, cánh do đội kỵ binh dẫn đầu bởi Alexandre đã tiêu diệt Đoàn quân thần thánh Thebes, một lực lượng tinh nhuệ được xem là bất khả chiến bại. Sau trận đánh, Philipos tổ chức ăn mừng trọng thể, và đáng để ý là Alexandre không tham dự (người ta tin rằng ông đang chăm sóc thương binh và chôn cất liệt sỹ, của quân đội anh và của kẻ thù). Philipos bằng lòng tước quyền thống trị của Thebes đối với Boeotia và để lại một đội quân đồn trú trong thành. Một vài tháng sau, để gia cố sự thống trị của Macedonia đối với các thành phố Hy Lạp tự trị, Hiệp hội Corinth được thành lập.

    Lên ngôi vua Macedonia


    Vào năm 336 TCN, Philipos bị ám sát tại lễ cưới của con gái ông là Cleopatra xứ Macedonia với vua của Epirus. Kẻ ám sát được kể là một người được vua ân sủng trước đây, một nhà quý tộc trẻ bất mãn Pausanias, người có mối hận thù với Philipos vì nhà vua bỏ mặc một lời than phiền mà anh ta đã đưa ra. Vụ ám sát Philipos được xem là đã được tính toán trước với thông tin và sự tham gia của Alexandre hay Olympias. Một kẻ có khả năng là chủ mưu là Darius III, người vừa lên ngôi hoàng đế Ba Tư. Plutarch đề cập đến một lá thư giận dữ từ Alexandre gửi Darius, trong đó ông đổ thừa cho Darius và Bagoas, là quan tể tướng, cho cái chết của vua cha, nói rằng chính Darius là người đã khoác lác với các thành phố Hy Lạp là ông ta đã tổ chức ám sát Philipos như thế nào. Sau cái chết của Philipos, quân đội suy tôn Alexandre, lúc này 20 tuổi, như là vua mới của Macedonia. Các thành phố Hy Lạp như Athena và Thebes, bị bắt buộc phải quy phục Philipos, thấy vị vua mới như là một cơ hội để giành lại hoàn toàn quyền độc lập của họ. Alexandre hành động nhanh chóng và Thebes, là thành phố chống lại ông tích cực nhất, đã đầu hàng khi ông xuất hiện ở cửa thành. Hội đồng Hy Lạp tại Eo Corinth, với ngoại lệ Sparta, bầu ông lên như là tổng tư lệnh chống lại quân Ba Tư, mà trước đây chức danh này được phong tặng cho cha ông.
    Năm kế tiếp, (335 TCN), Alexandre cảm thấy tự do tiến đánh Thracia và Illyria để bảo vệ Danube như là biên giới phương bắc của Vương quốc Macedonia. Trong khi ông đang chinh phạt phía bắc một cách thắng lợi, người Thebes và Athena lại nổi dậy một lần nữa. Alexandre phản ứng lập tức và trong khi các thành phố khác lại một lần nữa do dự, Thebes lần này quyết định chống trả cật lực nhất. Sự chống trả là vô ích; cuối cùng, thành phố bị chinh phục với nhiều máu đổ. Người Thebes chịu số phận thê thảm hơn khi thành phố bị đốt trụi và lãnh thổ bị chia ra giữa các thành phố Boeotian khác. Hơn nữa, tất cả các công dân của thành phố bị bán thành nô lệ, chỉ chừa lại các thầy tu, các lãnh tụ của các đảng ủng hộ Macedonian và hậu duệ của Pindar, người mà nhà không bị đụng chạm đến. Kết cục của Thebes làm Athena sợ hãi mà đầu hàng và sẵn sàng chấp nhận yêu sách của Alexandre cho lưu đày các lãnh tụ của đảng chống lại Macedonia, Demosthenes là người đầu tiên.

    Giai đoạn của các cuộc chinh phạt

    Sau khi củng cố nền thống trị ở Hy Lạp, Alexandre liền tích cực lo việc thực thi kế hoạch chinh phạt đế quốc Ba Tư mà tiên vương đã soạn thảo, để qua đó cướp đoạt tài nguyên phong phú ở phía đông. Lúc bấy giờ, vương triều Achaemenid của Ba Tư đã suy yếu, nội bộ thường tranh chấp liên miên. Alexandre nhân cơ hội này mà phát động cuộc viễn chinh, đồng thời, ông cũng dùng cuộc chinh phạt này để chuyển tầm nhìn của những người Hy Lạp chống Macedonia sang hướng khác, và cũng làm hòa dịu cuộc khủng hoảng về kinh tế và chính trị ở các thành bang Hy Lạp.


    Bản đồ của đế quốc Macedonia dưới triều Alexandre



    Sự sụp đổ của Đế quốc Ba Tư


    Mùa xuân năm 334 TCN, Alexandre đưa quân viễn chinh. Quân của ông đã vượt qua eo biển Hellespont với khoảng 42.000 binh sỹ - chủ yếu là người Macedonia và Hy Lạp, đa phần là từ các thành phố tự trị phía nam Hy Lạp, nhưng cũng có bao gồm một số người Thracia, Paionia và Illyria. Tương truyền khi đó ông đích thân cầm lái chiếc kỳ hạm của mình, và giết một con bò để hiến tế cho thần biển Poseidon. Ông còn dùng một chén vàng đựng rượu măt biển để cùng thần biển. Khi chiến thuyền cập đến bờ biển bên kia, Alexandre mình mặc võ phục, bước lên đại lục châu Á đầu tiên.
    Sau một chiến thắng khởi đầu chống lại lực lượng Ba Tư tại Trận đánh Granicus, Alexandre chấp nhận sự đầu hàng của thủ phủ tỉnh Ba Tư và ngân khố của Sardis và tiếp tục tiến xuống bờ biển Ionia. Tại Halicarnassus, Alexandre đã thành công trong việc tổ chức những cuộc bao vây đầu tiên, cuối cùng buộc đối phương, thuyền trưởng đánh thuê Memnon xứ Rhodes và các satrap (thống đốc) Ba Tư của Caria, Orontobates, phải rút lui bằng đường biển. Alexandre trao Caria cho Ada, người từng là nữ hoàng xứ Caria trước khi bị chiếm ngôi bởi người em trai là Pixodarus. Từ Halicarnassus, Alexandre tiến vào vùng núi Lycia và đồng bằng Pamphylia, khẳng định chủ quyền trên tất cả các thành phố ven biển và từ chối quyền đó cho kẻ thù của ông. Từ Pamphylia trở đi, bờ biển không còn cảng lớn nào và do đó Alexandre di chuyển vào trong lục địa. Tại Termessus, Alexandre khiêm tốn nhưng không ập vào thành phố Pisidia. Tại kinh đô cổ đại Phrygia của xứ Gordium, Alexandre “tháo” nút thắt Gordian Knot, một thách thức được nói là chờ cho vị “vua của cả châu Á” trong tương lai. Theo một câu chuyện sinh động nhất, Alexandre nói rằng không cần biết làm thế nào nút thắt được mở ra, và ông cắt nó bằng thanh gươm. Một dị bản khác nói ông đã không dùng gươm, nhưng thực sự đã tìm ra cách mở nút.



    Quân của Alexandre băng qua Cổng Cilician, đụng đội và đánh bại quân chủ lực của Ba Tư dưới sự chỉ huy của hoàng đế Darius III trong Trận đánh Issus vào năm 333 TCN. Darius tháo chạy khỏi trận đánh trong hoảng loạn bỏ lại vợ là Stateira I, hai con gái, mẹ già, và phần lớn của cải cá nhân. Sisygambis, mẹ của hoàng hậu, không bao giờ tha thứ Darius đã bỏ rơi con gái bà. Bà chối bỏ Darius, và Alexandre đã cưới được một con gái của Darius III là Stateira II. Tiến xuống bờ biển Địa Trung Hải, ông lấy được Tyre và Gaza sau những trận vây hãm nổi tiếng (xem Cuộc bao vây Tyre). Alexandre đi ngang qua gần đó nhưng có lẽ không ghé vào Jerusalem.
    Vào năm 332 TCN – 331 TCN, Alexandre được chào đón như là người giải phóng ở xứ Ai Cập và được công nhận là con trai của Zeus bởi các tu sỹ Ai Cập thờ thần Ammon tại Đền thờ thần ở Ốc đảo Siwa trong sa mạc ở Libya. Từ đó trở về sau, Alexandre nhắc đến thần Zeus-Ammon như là cha thật sự của mình, và sau đó đồng tiền có hình ông với sừng cừu như là chứng minh cho niềm tin phổ biến này. Ông thành lập thành phố Alexandria ở Ai Cập, sau đó trở thành một kinh đô phồn vinh của triều đại Ptolemy sau khi ông qua đời. Rời khỏi Ai Cập, Alexandre hành quân về phía đông vào vùng Assyrian (bây giờ là bắc Iraq) và đánh bại Darius và quân đội Ba Tư thứ ba tại Trận đánh Gaugamela. Darius buộc phải bỏ chạy sau khi người lái chiến xa của ông ta bị giết, và Alexandre đuổi theo ông ta xa đến tận Arbela. Trong khi Darius chạy về vùng núi về phía Ecbatana (nay là Hamadan), Alexandre tiến về thành Babylonian

    Từ Babylonian, Alexandre đi đến Susa, một trong những kinh đô của Achaemenid, và chiếm được ngân khố quốc gia Ba Tư. Gửi đi toàn bộ quân lính đến Persepolis, kinh đô Ba Tư, bằng Đại lộ Hoàng gia, Alexandre ập vào và chiếm được Cổng Ba Tư (Persian Gate) (vùng nay là Dãy núi Zagros), sau đó đánh vào Persepolis trước khi ngân khố ở đó có thể bị cướp phá. Alexandre cho phép lực lượng liên hợp cướp phá Persepolis. Một ngọn lửa lớn bùng cháy ở dinh thự phía đông của hoàng đế Xerxes và lan đi khắp thành phố. Không ai biết việc đốt cháy Athenian Acropolis là một tai nạn do say rượu hay là một hành động trả thù cố ý trong Chiến tranh Ba Tư lần hai. Cuốn Sách của Arda Wiraz, một tác phẩm Zoroastrian được viết ra vào thế kỉ thứ 3 hay 4, cũng nói về những thư viện lưu trữ chứa đựng “tất cả Avesta và Zand, được viết trên những tấm da bò đã thuộc, với mực mạ vàng” đã bị thiêu hủy; nhưng những câu như vậy thường bị nghi ngờ bởi các học giả, bởi vì nói chung là người ta nghĩ rằng qua nhiều thế kỉ Avesta chủ yếu được truyền khẩu bởi những người Magia.
    Ông sau đó đuổi theo và bắt được Darius, ông này sau bị giết bởi những đồ đệ của Bessus, thống đốc vùng Bactria và cũng là một người bà con. Bessus sau đó tự tuyên bố là người kế vị của Darius như là Artaxerxes V và rút lui vào vùng Trung Á để tiến hành chiến tranh du kích đánh lại Alexandre. Với cái chết của Darius, Alexandros tuyên bố cuộc chiến trả thù đã chấm dứt, và giải thể quân Hy Lạp và các đồng minh khác trong chiến dịch Đồng minh (mặc dù ông cho phép những ai muốn thì tái đăng kí như là lính đánh thuê trong quân đội hoàng gia của ông ta).
    Chiến dịch ba năm của Alexandre ban đầu là chống lại Darius và sau đó là các satrap (thống đốc) của các vùng Sogdiana, Spitamenes, đã đưa ông qua các vùng Media, Parthia, Aria, Drangiana, Arachosia, Bactria và Scythia. Trong quá trình đó, ông chiếm được và tái thiết lập Herat và Maracanda. Hơn nữa, ông lập ra một chuỗi các thành phố mới, tất cả đều gọi là Alexandria, bao gồm cả Kandahar ngày nay ở Afghanistan, và Alexandria Eschate (“Xa nhất”) ở vùng nay là Tajikistan. Cuối cùng cả hai đều bị phản lại bởi tay chân thân cận của của họ, Bessus vào năm 329 TCN và Spitamenes năm sau đó.


    Những sự chống đối Alexandre

    Trong thời gian này, Alexandre cho phổ biến một số loại áo quần và phong tục Ba Tư trong triều đình của ông, đáng chú ý là phong tục proskynesis, một cách hôn tay tượng trưng mà người Ba Tư thường làm để tỏ lòng kính trọng với những người có địa vị xã hội cao hơn, nhưng phong tục này không được người Hy Lạp chấp thuận. Những người Hy Lạp cho là cử chỉ này được dành riêng cho các thần linh và tin rằng Alexandre tự thần thánh hóa chính ông ta bằng cách yêu cầu cử chỉ đó. Điều này đã làm giảm sút sự thông cảm đáng kể đối với ông ta trong những người cùng quê hương. Nơi này cũng diễn ra một vụ mưu sát ông nhưng bị bại lộ, và một trong những sỹ quan, Philotas, bị xử tử vì tội phản bội vì đã không báo lên âm mưu đó kịp thời. Parmenion, cha của Philotas, người là đứng đầu một quân đoàn tại Ecbatana, bị ám sát theo lệnh của Alexandre, người sợ rằng Parmenion có thể trả thù cho con trai. Một số cuộc xử án khác về tội phản bội theo sau đó, và nhiều người Macedonia bị xử tử. Sau đó, trong một trận cãi nhau lúc say rượu tại Maracanda, ông cũng giết một người đàn ông đã cứu sống ông tại Granicus, Clitus Đen. Sau đó trong chiến dịch Trung Á, một vụ mưu sát Alexandre thứ hai được khám phá, lần này là bởi những người hầu cận của ông, và sử gia chính thức của ông, Callisthenes xứ Olynthus (người đã bị thất sủng vì đã dẫn đầu trong việc chống lại việc giới thiệu phong tục proskynesis), bị xử là liên đới chủ mưu và nhiều sử gia cho rằng đây là những vu cáo. Tuy nhiên, các chứng cứ khá rõ là Callisthenes, thầy của các người hầu cận, phải là người dụ dỗ họ ám sát nhà vua.

    Xâm lược Ấn Độ


    Sau cái chết của Spitamenes và đám cưới của ông với Roxana xứ Bactria (Roshanak trong tiếng Bactria) để củng cố quan hệ mới thiết lập với các tiểu vương vùng Trung Á, vào năm 326 TCN Alexandre cuối cùng rảnh tay để quay sự chú ý về phía Ấn Độ. Alexandre cho mời tất cả các thủ lĩnh của vùng trước là tiểu vương quốc xứ Gandhara, về phía bắc của vùng nay là Pakistan, đến gặp ông và chấp nhận đầu hàng. Ambhi, người cai trị xứ Taxila, với vương quốc trải dài từ sông Ấn đến tận Hydaspes (sông Jhelum), tuân theo. Nhưng thủ lĩnh của một số bộ tộc vùng cao bao gồm các phần Aspasios và Assakenois của Kambojas (tên cổ), được biết trong sử sách Ấn Độ như là Ashvayana và Ashvakayana (những cái tên chỉ bản chất cưỡi ngựa của họ), từ chối không đầu hàng.
    Alexandre thân chinh thống lĩnh lính cầm khiên, bộ binh, lính bắn cung người Agriania và lính cưỡi ngựa phóng lao tấn công bộ lạc Kamboja -- người Aspasios của thung lũng Kunar/Alishang, người Guraean của thung lũng Guraeus (Panjkora), và người Assakenois ở thung lũng Swat và Buner. Một trận đánh khốc liệt với người Aspasios và chính Alexandre bị trọng thương nơi vai vì trúng lao nhưng cuối cùng người Aspasios thua trận; 40.000 người của họ bị bán thành nô lệ. Người Assakenois đối đầu Alexandre với quân đội bao gồm 30.000 kị binh, 38.000 bộ binh và 30 voi. Họ đã chiến đấu dũng cảm và kháng cự ngoan cường chống lại quân xâm lược trong nhiều địa điểm cố thủ ở các thành phố Ora, Bazira và Massaga. Đồn Massaga chỉ bị hạ sau nhiều ngày đánh nhau đẫm máu và chính Alexandre bị thương ở cổ chân. Khi thủ lĩnh của Massaga ngã xuống trên chiến trường, quyền tổng tư lệnh vào tay bà mẹ già của ông ta là Cleophis. Người cũng cương quyết bảo vệ đất mẹ đến hơi thở cuối cùng. Việc Cleophis giữ quyền tổng chỉ huy quân đội đã đưa toàn bộ lực lượng phụ nữ địa phương vào chiến trận. Alexandre chỉ có thể hạ được Massaga bằng cách sử dụng các âm mưu chính trị và nội phản. Theo như Curtius:
    Alexandre không chỉ thảm sát toàn bộ dân thành Massaga, nhưng ông ta còn phá hủy các tòa nhà thành những đống đổ nát. Một cuộc thảm sát tương tự diễn ra tại Ora, một địa điểm phòng thủ khác của người Assakenois.
    Sau những cuộc thảm sát và đốt phá bởi Alexandre ở Massaga và Ora, rất nhiều người Assakenois chạy lên một đồn cao gọi là Aornos. Alexandre đuổi sát theo họ và chiếm được đồn trên đồi cao nhưng chỉ sau bốn ngày đánh nhau ác liệt. Câu chuyện của Massaga được lặp lại ở Aornos và sự tàn sát người bộ lạc diễn ra tương tự sau đó.
    Viết về chiến dịch của Alexandre chống lại người Assakenois, Victor Hanson nhận xét:
    Sau khi hứa hẹn những người Assacenis xung quanh rằng họ sẽ được tha mạng khi bị bắt, ông xử tử tất cả lính đã đầu hàng. Các điểm phòng thủ của họ ở Ora và Aornus cũng bị đánh ập vào. Các quân đoàn đóng trong đó có lẽ đều bị thảm sát.
    ” Sisikottos, người đã giúp Alexandre trong chiến dịch này, được phong làm thống đốc của Aornos.
    Sau khi hạ được Aornos, Alexandre băng qua sông Indus và đánh thắng trận lịch sử chống lại Porus, vua của xứ đó trong vùng Punjab trong trận đánh Hydaspes vào năm 326 TCN.
    Sau chiến thắng này, Porus đã gây được ấn tượng mạnh mẽ với Alexandre về sự dũng cảm trong chiến đấu, vì vậy liên minh được với Alexandre và được ông cho giữ chức phó vương, cai quản vương quốc của chính mình, thậm chí còn thêm một số vùng đất khác nữa. Alexandre đặt tên cho một trong hai thành phố mới mà ông ta tìm được là Bucephala, tên của con ngựa đã đưa ông đến Ấn Độ. Alexandre tiếp tục chinh phục toàn bộ vùng thượng nguồn sông Ấn.
    Phía Đông của vương quốc Porus, gần sông Hằng, là đế chế hùng mạnh Magadha (tức là Ma-kiệt-đà) dưới sự cai trị của triều đại Nanda. Lo sợ về khả năng phải đối mặt với một đội quân Ấn Độ hùng mạnh khác nữa và kiệt sức bởi nhiều năm chinh chiến, quân đội của ông nổi loạn ở sông Hyphasis (nay là Beas), không muốn chiến đấu tiếp nữa:
    Về phần người dân Macedonia, dẫu sao, cuộc chiến với Porus làm mài mòn lòng dũng cảm của họ và ngăn cản họ tiến xa hơn vào Ấn Độ. Thay vì làm tất cả những gì có thể để đẩy lùi kẻ thù với quân số chỉ có 20000 bộ binh và 2000 chiến mã, họ lại kịch liệt chống lại Alexandre khi ông khăng khăng đòi vượt qua sông Hằng, mà họ biết rộng 32 Fulông, sâu 100 sải, trong khi các nhánh sông phía bên kia được mai phục bởi vô số bộ binh, kỵ sĩ và voi. Họ được báo rằng các vị vua của Ganderites và Praesii đang đợi họ với 80000 kỵ sĩ, 200000 lính đánh bộ, 8000 xe ngựa và 6000 voi thiện chiến. Theo Plutarch, Vita Alexandri



    ” Alexandre, sau khi bàn bạc với các cố vấn Coenus, bị thuyết phục quay trở lại. Alexandre buộc phải trở về phía nam. Ông gửi phần lớn quân đến Carmania (hiện thuộc phía nam Iran) với tướng Craterus, và giao nhiệm vụ thăm dò vịnh Ba Tư dưới quyền của đô đốc Nearchus, trong khi ông dẫn đoàn quân còn lại về bằng con đường phía nam qua Gedrosia (ngày nay là Makran phía nam Pakistan).


    Sau Ấn Độ

    Phát hiện rằng rất nhiều phó vương và thủ lĩnh các đội quân của ông cư xử không đứng đắn khi ông vắng mặt, Alexandre cho hành hình rất nhiều người trong số họ làm gương trên đường đến Susa. Để biểu lộ thiện chí, ông ban thưởng cho binh lính và thông báo rằng ông sẽ gửi những người lính già và tàn tật về Macedonia dưới quyền của Craterus, nhưng quân đội hiểu nhầm ý định của ông và nổi dậy ở thị trấn của Opis, từ chối bị gửi đi và chỉ trích cay độc việc chấp nhận phong tục, trang phục của người Ba Tư và sự gia nhập của lính Ba Tư vào đoàn quân Macedonia. Alexandre cho hành quyết những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn, nhưng tha tội cho binh lính. Với dự định thiết lập mối giao hảo lâu dài giữa những người Macedonia và người Ba Tư, ông tổ chức hàng loạt hôn lễ giữa các sĩ quan của ông và người Ba Tư và cả những phụ nữ quý tộc Susa, nhưng rất hiếm cuộc hôn nhân nào kéo dài được hơn 1 năm.
    Nỗ lực nhằm hòa hợp nền văn hóa Ba Tư với những người lính Hi Lạp của ông còn thể hiện ở việc huấn luyện một đội quận gồm những chàng trai Ba Tư theo cách của người Macedonia. Không có ghi chép chắc chắn về việc Alexandre chấp nhận cách gọi vua của người Ba Tư shahenshah (“đại hoàng đế” hay “vị vua của các vị vua”). Tuy nhiên, hầu hết các sử gia đều tin rằng ông đã chấp nhận việc đó.
    Có giả thiết là Alexandre đã muốn xâm chiếm hoặc nhập với bán đảo Ả Rập, nhưng giả thiết này vẫn còn đang được tranh cãi. Có người cho rằng Alexandre đã tiến về phía tây và tấn công đế chế La Mã ( Roman ) và đế chế Carthaginian thay vì chiếm Ả Rập.


    Qua đời

    Sau hành trình đến Ecbatana để lấy lại phần lớn của cải của Ba Tư, người bạn thân nhất và được ông yêu mến, tên là Cleitos đã chết vì bệnh tật. Alexandre đã quẫn trí, mắc bệnh và qua đời trên đường trở về tại cung điện của Nebuchadrezzar II, Babylon vào 10 tháng 6, 323 TCN, khi mới 33 tuổi.

    Trận ARBELA lịch sử giữa liên quân Macedonian - Greek và Persian ( Ba Tư ) :


    Năm 331 TCN Alexandre nước Macedonia đã đánh bại Hoàng Đế Darius III của đế chế Ba Tư-Persia trong trận Gaugamela-một địa danh nằm ở phía Bắc nước Iraq ngày nay, nó cũng ko xa thành phố Arbela nên trận đánh này còn đưọc gọi là trận Arbela. Phe liên quân Macedonia-Hy Lạp có 40.000 bộ binh, 7000 kỵ binh còn phía quân Ba Tư đông gấp bội với 56.000 bộ binh, 35.000 kỵ binh, 200 chiến xa và 15 voi chiến. Kết quả đương nhiên Alexandre vĩ đại đã giành chiến thắng chỉ với thiệt hại 3000 bộ binh + 1000 kỵ binh còn 100.000 quân Ba Tư gần như bị tiêu diệt toàn bộ số còn lại đều bị bắt hay bị thương.

    2. Tình hình trước trận chiến

    Alexandre Đại đế được coi là người có những đóng góp lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Ông có tham vọng thống nhất phương Đông và phương Tây về một mối với khẩu hiệu "Tất cả trên thế gian đều là anh em" (World brotherhood of all men). Nhưng cái chết ở tuổi 33 khiến mơ ước của ông không bao giờ thành hiện thực

    Alexandre đã chiến thắng người Ba Tư hai lần trước trận Arbela này. Đó là trận chiến với 2000 kỵ binh Ba Tư ở sông Granicus và trận chiến với 20000 bộ binh Hy Lạp đánh thuê của vua Memnon xứ Rhodes. Và sau cái chết của Philip, cha mình, Alexandre hoàn toàn nắm toàn quyền trong tay, ông nắm giữ vùng Tiểu Á, sau đó hành quân xuống bờ biển Địa Trung Hải nghênh chiến với Hải quân Ba Tư. Alexandre muốn làm sạch quân địch phía sau trước khi tiến quân nghênh chiến với bộ binh Ba Tư. Đây là cuộc chiến quyết định để "làm cỏ" toàn bộ đế quốc Ba Tư.

    3. Diến biến:

    Ngày 1/10/331 TCN, Lúc mặt trời mọc, Alexandre dẫn quân đội của mình chiếm lĩnh trận địa. Sau đó, ông dàn quân theo chiến thuật mà người Ba Tư chưa bao giờ được thấy trước đó: cho quân di chuyển theo hướng xiên về cánh phải. Cánh phải là đội quân xáp trận với quân Ba Tư trước tiên. Một đội hình bộ binh nhẹ che chắn phía trước. Để đẩy lui đợt tấn công của đội quân Ba Tư có số lượng áp đảo, Alexandre cho bố trí kỵ binh và bộ binh bọc phía sau. Cánh quân này có thế di chuyển sang phải, trái hoặc lùi về phía sau khi cần, hỗ trợ cho cánh quân chủ lực bên phải.






    Đội hình hình xiên của Alexandre.



    Bố trí của quân Ba Tư.

    Darius nhận thấy rằng người Hy Lạp, trong khi di chuyển về phía trước, cũng di chuyển xa địa hình bố trí phục kích của quân Ba Tư. Để ngăn hướng di chuyển sẽ xé toang đội hình kỵ binh của mình, Darius điều kỵ binh nặng lên ứng chiến với cánh phải của Alexandre. Sau đó, Darius tung chariot-chiến xa ngựa kéo ra ứng chiến.




    Hai bên giao chiến.



    Trong lúc đàn giao chiến với kỵ binh Ba Tư, Alexandre điều các đơn vị bộ binh sang bên sườn đội hình, thọc vào đội hình quân Ba Tư. Quân Ba Tư cố gắng tấn công phá vòng vây, mở ta một khoảng cách phía trước đội hình của mình. Alexandre nhận thấy khoảng cách. Ông đã tách quân, gồm một số hypaspist(??), và bốn tiểu đoàn bộ binh pha-lăng và đánh thẳng vào đội hình của Darius. Quân Ba Tư rối loạn vì đội hình chính diện tan vỡ. Darious tháo chạy. Nhưng cánh phải của quân Ba Tư, chọc thủng sườn trái quân Macedonian và đánh vào doanh trại Macedonian để mở đường máu cho Darius. Alexandre chuyển quân về phía sau và tấn công. Quân Macedonian đuổi theo tàn quân Ba Tư 35 dặm đường, giết hàng ngàn người.




    Quân Ba Tư mở đường máu và rút chạy.


    Nếu nhận xét về mặt chiến thuật quân sự thuần tuý đây đúng trận hay nhất trong lịch sử. Thay vì dàn quân thành hàng ngang như các tướng lĩnh đương thời thường làm, Alexandre Đại Đế xếp quân thành hình cánh cung, ông dụ cho quân địch, vốn nhiều kỵ binh tiến lên trước đánh thọc sườn, 2 bên ông bố trí lính cầm thương chuyên chống kỵ mã để cầm chân quân địch. Sau đó Alexandre dẫn đạo kỵ binh Macedonia cực kỳ thiện chiến xông thẳng vào vị trí Darius đang đứng. Đội hình Ba Tư lập tức rối loạn, họ tưởng rằng Alexandre sẽ bối rối khi bị kỵ binh đánh thọc sườn và phải cho kỵ binh của mình hỗ trợ. Nhưng đằng này ông lại co cụm phòng thủ bằng giáo dài rồi bất ngờ vây đánh chủ tướng. Kết quả, đạo quân Ba Tư khổng lồ nhanh chóng tan rã, Hoàng Đế Darius bỏ chạy bán sống bán chết. Đây có lẽ là chiến thắng quan trọng nhất, huy hoàng nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ vô cùng vẻ vang của Alexandre đại đế.

    Trận này, quân Ba Tư có sự tham gia của 15 voi chiến, có thể nói đây là một trong những trận đánh đầu tiên trên thế giới của tượng binh. Nhưng 15 chú voi nay do di chuyển xa nên chỉ ra chiến trường... làm cảnh. Quân Macedonian ban đầu cũng bối rối với tượng binh. Sau khi chiến thắng, Alexandre đã bắt 15 con voi đầu tiên này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.





    4. Kết quả trận chiến:

    Nền văn minh Phương Tây theo bước chân chinh phạt của Alexandre mà mở rộng sang phía Đông, tiến đến sát biên giới Ấn Độ >>> sách ghi thế.

    Alexandre vào thành Babylon và tự xưng là Đại đế mới của Ba Tư, truyền bá nền văn minh phương Tây đến Châu Á, áp đặt nền "cộng hòa", "dân chủ kiểu Hy Lạp" lên thể chế phong kiến vốn có của Châu Á. Bởi vì cuộc chinh phục của mình, người châu Âu sẽ không bao giờ trở thành nô lệ của một vị vua thần thánh, như ở Ba Tư hay Ai Cập.


    Nguồn tổng hợp

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    5
    hay quá [IMG]images/icon2009/hoho.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    haa tem .bài dài nhưng rất hay phục king alex quá

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hay thế mà ko ai đọc à [IMG]images/icon2009/moam.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    mác xê bá đạo thế nhỉ [IMG]images/icon2009/maucam.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hay thật,thank chủ thớt [IMG]images/icon2009/yeu.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Trích dẫn Gửi bởi livetolove
    mác xê bá đạo thế nhỉ [IMG]images/icon2009/maucam.gif[/IMG]
    Y macxe+ Ygreek thì làm thịt voi per là đúng rồi [IMG]http://***************/images/smilies/2.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Macxedonian thì bá đạo rồi,gắn liền với tên tuổi vĩ đại của Alexandre đại đế,nhưng mình vẫn thích Ai cập hơn,với những Kim Tự Tháp bất tử,cùng nữ hoàng Cleopatra và dòng sông Nin huyền thoại.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Bị mê Alexander đại đế vs cả đội quân Phalanx huyền thoại từ lâu rồi [IMG]images/icon2009/yeu.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Y mace với Y Greek thì voi Persian đỡ bằng dái [IMG]images/icon2009/maucam.gif[/IMG]

 

 
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •